19/09/2022 845
Khi làm quen với một ngôn ngữ mới, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc không biết nên bắt đầu từ đâu. Bạn lo lắng rằng liệu mình có nhanh chóng làm quen hoặc mất bao nhiêu thời gian để có thể sử dụng thành thạo chúng. Đặc biệt, với những bạn học tiếng Đức thì điều này lại còn được quan tâm trên hết bởi đây là loại tiếng được đánh giá là khó học thứ 3 trên thế giới, chỉ sau tiếng Nhật và tiếng Nga.
Nhưng so với tiếng Anh, tiếng Đức cũng có nhiều phần khác biệt – một số điểm bạn nên biết khi tìm hiểu học tiếng Đức. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một tinh thần thép trước khi thật sự bước chân vào học tiếng Đức. Vì học tiếng Đức cần bạn phải thật kiên trì mới đi được đến mục tiêu cuối cùng, vì đa số các bạn không được tiếp xúc với ngôn ngữ mới này từ nhỏ như tiếng Anh.
Khác với hệ thống chữ viết tượng hình của tiếng Trung, Nhật, Hàn… tiếng Đức dựa trên mẫu chữ Latin, rất gần gũi với người Việt Nam. Trong hệ thống chữ cái của Đức, bao gồm 26 ký tự giống 100% trong bảng chữ cái tiếng Anh, và 4 kí tự phát sinh đặc biệt: ä,ö,ü, và ß. Vì là sử dụng các mẫu chữ Latin, nên khiến cho người Việt mình khi học tiếng Đức thấy gần gũi và dễ nhớ hơn rất nhiều.
Vậy học tiếng Đức có khó không ? hãy cùng tìm hiểu về ngôn ngữ này qua bài viết dưới đây.
1. Phát âm gần như tiếng Việt
Hãy nhớ lại đi, khi bạn học tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác bạn đã từng gặp trường hợp này chưa? Mặc dù có hướng dẫn phát âm ngay bên cạnh, nhưng nhiều khi đọc tới đọc lui bạn vẫn bị sai. Điều này lại hoàn toàn khác trong tiếng Đức, trừ một số âm đặc biệt, ngoài ra nếu bạn là người Việt, chắc chắn việc phát âm trong tiếng Đức chẳng làm khó bạn được. Bạn chỉ cần được thầy cô giáo hướng dẫn trong khoảng 1-2 tuần bạn sẽ nắm vững các quy tắc âm vị, cách đọc. Chắc chắn rằng bạn có thể đọc được một bài đọc trong tiếng Đức dù chưa hiểu được hết ý nghĩa của cả bài đó.
Và điểm cần lưu ý khi bạn học bất kỳ một ngôn ngữ nào bạn cần chăm chỉ luyện tập và chủ động tiếp cận ngôn ngữ đó.
2. Ngữ pháp của Tiếng Đức
Đền với phần ngữ pháp này, được xem là một trong những yếu tố gây trở ngại cho người học tiếng Đức khi ngữ pháp khá rắc rối và đau đầu. Giống như những ngôn ngữ khác, cấu trúc ngữ pháp của tiếng Đức cũng được chia theo các thì rõ rệt. Tiếng Đức có 2 thì quá khứ, 2 thì hiện tại và 2 thì tương lai. Giống như tiếng Anh, trong tiếng Đức muốn ngữ pháp được hoàn chỉnh thì ta cần biết áp dụng những động từ được chia tương ứng theo các thì khác nhau.
Từ vựng tiếng Đức về các động từ được chia theo nguyên tắc khá dễ học. Nhưng trong đó, cũng có những động từ được chia theo thể bất quy tắc rất khó nhớ. Bắt buộc người học phải chăm chỉ học tập và luyện tập thường xuyên mới có thể nhớ và ứng dụng một cách hợp lý để câu được hoàn chỉnh. Như những thể câu khác, câu trong tiếng Đức cũng có hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra, câu còn có một số những thành phần bổ sung vào như: trạng ngữ, tân ngữ, bổ ngữ,... mỗi loại đều có nguyên tắc áp dụng khác nhau.
3. Từ vựng Tiếng Đức
Trong các phương pháp học Tiếng Đức, ngoài việc học ngữ pháp thì từ vựng tiếng Đức cũng là một trở ngại khá lớn. Vì sao? Vì từ vựng tiếng Đức có thể sánh ngang với từ vựng tiếng Pháp. Danh từ tiếng Đức được chia thành 3 giống: giống đực, giống cái và giống trung. Và có cả 4 cách: danh cách, tặng cách, đối cách, cuối cùng là sở hữu cách. Đặc biệt, tất cả các danh từ không phân biệt là danh từ chung hay danh từ riêng, khi viết đều phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi chữ. Nói đến đây chúng ta đã cảm thấy Tiếng Anh vẫn còn dễ dàng về mặt từ vựng so với việc học tiếng Đức này.
Ngoài danh từ ra thì tính từ cũng cần được chia phân loại theo đúng như danh từ mà nó đi kèm. Vì có những tính từ chỉ đi kèm với danh từ giống cái hoặc chỉ có thể đi chung với danh từ giống trung. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến tiếng Đức rất khó học và khó nhớ vì từ của tiếng Đức khá dài và phức tạp. Một phần của việc chia động từ ra thì nghĩa động từ trong câu của tiếng Đức khá là phong phú, một vài từ còn khá trừu tượng và khó mà xác định được nghĩa chính xác của từ. Vì có những từ không thể giải thích một cách ngắn gọn mà phải giải thích rất nhiều và phức tạp để xác định được nghĩa của từ. Cho nên việc học tiếng Đức không phải một sớm một chiều mà cần rất nhiều ở lòng kiên trì và quyết tâm của người học.
4. Tài liệu học phong phú, dễ tìm
Nếu bạn đã nắm được một chút căn bản tiếng Đức thì có thể không cần đến trung tâm để học tiếng mà tự luyện ở nhà. Bởi ngày nay, có rất nhiều website, ứng dụng với kho tài liệu, hướng dẫn học cực kỳ đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều mức trình độ của người học.
Chỉ cần mở điện thoại hay máy tính và tìm kiếm trên Google, bạn đã có thể chọn cho mình một trang website uy tín để phục vụ cho việc học tiếng.
Ngoài ra, nghe nhạc, đọc báo, xem video…hàng ngày bằng tiếng Đức cũng sẽ giúp người học làm quen và thích nghi dần với ngoại ngữ này.
Vì vậy có thể nói, học tiếng Đức khó hay dễ là tùy vào người học có thật sự quyết tâm học hay không.Việc học một ngôn ngữ không thể được đánh giá chính xác dựa vào những yếu tố tượng hình như trên được. Bạn sẽ cảm thấy tiếng Đức khó học nếu như bạn chán ghét chúng và lười biếng. Ngược lại, nếu bạn đã sẵn sàng và có quyết tâm chinh phục thì tiếng Đức sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều. Bạn cần phải có sự kiên trì và không được nản lòng thì chắc chắn tiếng Đức không phải là vấn đề lớn đối với bạn.
► Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản
► Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Đài Loan
► Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Châu Âu