Menu

Kinh nghiệm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

12/08/2022 1381

 

Nhật Bản là một trong những thị trường XKLĐ lớn và chủ lực của Việt Nam. Nhiều người lựa chọn sang Nhật làm việc là bởi mức thu nhập cao, môi trường sống văn minh, hiện đại. Đồng thời cũng là cơ hội tốt để cải thiện kinh tế và phát triển bản thân.

Tuy nhiên, để đến một đất nước hoàn toàn xa lạ với bản thân mình thì cần trải qua nhiều thử thách, học hỏi những điều mới mẻ để thích nghi với cuộc sống thật dễ dàng. Vì vậy, dưới đây là những kinh nghiệm cho người lao động khi đi XKLĐ tại Nhật Bản.

1. Kinh nghiệm sống

Kinh nghiệm sống vốn là khả năng bạn có thể thích nghi ở mọi môi trường nhanh chóng. Trong cuộc sống, chúng ta đều bị chi phối bởi: cái ăn, cái mặc, chỗ ở… Và ở đâu, mặc gì và ăn như thế nào cũng là những câu hỏi bạn phải tìm hiểu trước cho bản thân trước khi sang đó. Trước tiên, bạn nên hỏi rõ ràng về vấn đề ăn, ở với đơn vị xuất khẩu lao động để họ có những đề xuất với công ty bên Nhật sắp xếp và chuẩn bị. Nhưng thông thường bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, bởi đó chính là trách nhiệm của họ khi tiếp nhận lao động xuất khẩu. Họ đã phải chuẩn bị sẵn theo hình thức tự có hoặc thuê nhà ở giúp cho những người lao động chúng ta khi đi xuất khẩu lao động. Vấn đề là giá nhà ở mà thôi.

Thứ hai là chuyện ăn uống sao cho vừa ngon, bổ, rẻ. Chúng tôi khuyến khích việc các bạn tự nấu ăn sau khi sang Nhật Bản. Thức ăn tự mình nấu hợp khẩu vị với mình hơn, bởi không phải ai cũng ăn quen ngay với ẩm thực tại Nhật Bản. Bạn cũng có thể lựa chọn nguyên liệu nấu ăn tại các đại siêu thị, ở đó giá rẻ hơn rất nhiều so với những chợ cóc (chợ nhỏ theo cách gọi của người Việt). Và một chú ý là các đồ ăn sẵn sẽ giảm giá mạnh từ 10 – 50% sau tám giờ tối tại Nhật Bản.


2. Kinh nghiệm khi tham gia giao thông

Không giống Việt Nam, tại Nhật mọi người tham gia điều khiển giao thông về phía bên trái. Nhiều bạn khi ở Việt Nam đã có bằng lái ô tô và xe máy nên khi sang Nhật Bản cũng điều khiển phương tiện ngoài đường mà không biết rằng bằng lái được cấp tại Việt Nam không được sử dụng tại Nhật Bản. Để lái xe trên các tuyến đường công cộng ở Nhật Bản thì cần phải có bằng lái xe do cơ quan quản lý của Nhật Bản cấp. Do đó, bạn hãy đổi bằng lái xe của mình (do cơ quan Việt Nam cấp) sang bằng lái xe của Nhật Bản tại các trung tâm cấp bằng lái xe.

Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp không có bằng lái xe tại Nhật Bản nhưng lại mượn xe của bạn bè để di chuyển. Trường hợp lái xe máy (xe đạp điện) ở Nhật Bản, tùy theo chủng loại động cơ và lượng khí thải cần phải có bằng lái xe đạp có gắn động cơ (bằng lái xe ô tô thông thường là được phép) hoặc là bằng lái xe hai bánh (xe máy). Do đó, bạn hãy thi lấy bằng lái xe của Nhật Bản tại các trung tâm cấp bằng lái xe rồi mới đi xe xe máy (xe đạp điện).


3. Kinh nghiệm thuê nhà ở

Ở Nhật Bản, thường có các công ty bất động sản làm trung gian giữa chủ nhà và người đi thuê. Nên nếu bạn muốn thuê nhà phải tìm đến các đại lý này.

Người nước ngoài khi làm hợp đồng thuê nhà ở Nhật luôn gặp rất nhiều khó khăn do người Nhật có một số quy tắc giao dịch đặc biệt như tiền lễ cho chủ nhà, trả tiền đặt cọc,...
Về hợp đồng thuê nhà : Đại lý bất động sản sẽ soạn thảo một bản hợp đồng thuê nhà khi bên chủ nhà và bên thuê đã thỏa thuận xong. Sau đó bạn đọc, kiểm tra kỹ rồi ký tên hoặc đóng dấu vào bản hợp đồng .

Hợp đồng thuê nhà tại Nhật thông thường là 2 năm và được gia hạn 2 năm một lần. Các thực tập sinh hoàn toàn có thể dừng thuê nhà trước khi hết hạn hợp đồng tuy nhiên cần phải báo trước 1 tháng cho chủ nhà (qua công ty bất động sản).

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt như thay vì bắt đóng tiền đặt cọc ban đầu và không cần người bảo lãnh thì hợp đồng yêu cầu phạt một số tiền nào đó nếu hủy thuê trước thời hạn. Bạn cần xem kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký.

Ngoài ra, cần có người bảo lãnh để hoàn thành hợp đồng thuê nhà. Yêu cầu về người bảo lãnh là: Độc lập về mặt tài chính, vì nếu người thuê không trả bắt buộc người bảo lãnh phải đứng ra trả thay.

Chú ý: Các hợp đồng thuê nhà được viết hoàn toàn bằng tiếng Nhật vậy nên hãy đi cùng người bảo lãnh hoặc người giỏi tiếng Nhật để tránh những rắc rối khi ký kết hợp đồng thuê nhà.


4. Kinh nghiệm làm việc với người Nhật Bản

Như chúng ta đều biết rằng người Nhật Bản luôn khắt khe trong công việc, họ làm việc dựa trên một tinh thần thép coi trọng chữ tín. Vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với những người chủ lao động hết sức nguyên tắc, bảo thủ và kỉ luật.

Nhưng đầu tiên, bạn phải thực sự vững vàng tay nghề trước khi sang bên đó làm việc, bên cạnh đó rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để chuẩn bị một sức khỏe thật tốt trước khi xuất khẩu lao động Nhật Bản là điều cần thiết. Có rất nhiều người thể trạng sức khỏe không được tốt, cơ thể chưa kịp thích nghi với đồ ăn và thời tiết khí hậu Nhật Bản nên thường hay bị ốm vặt, đau bụng,..Việc đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống của các bạn. Và sẽ chẳng có chủ lao động nào vừa mắt cho được những người mà không đáp ứng được yêu cầu công việc của họ.

Cho nên khi làm việc cùng với họ, chúng ta hãy nắm bắt nhanh những kĩ năng làm việc mới. Đôi khi chúng ta nhìn họ làm còn học hỏi nhanh hơn việc giao tiếp nhờ họ giảng giải và làm theo tác phong của những người xung quanh. Hãy bắt kịp nhanh với tiến độ cùng mọi người. Và đặc biệt tuân thủ tốt các quy định của chủ lao động yêu cầu.


5. Kinh nghiệm hòa nhập với cộng đồng

XKLĐ Nhật Bản cũng giống như là làm việc ở nhà. Bạn qua đó làm việc 8 tiếng một ngày, thời gian còn lại để sinh hoạt và nghỉ ngơi. Bạn không thể khép mình lại mà không giao tiếp cùng ai đó, việc giao tiếp với người bản xứ ngoài tăng thêm gắn kết với con người nơi đây nó còn giúp bạn tăng trình độ ngoại ngữ của mình đến mức bạn cũng không ngờ tới. Người Nhật rất coi trọng khu vực công cộng và quyền riêng tư, để không bị lạc lõng chúng ta cần chú ý đến cách người Nhật hành xử và tương tác với cộng đồng. Có những điều tưởng chừng là bình thường tại Việt Nam nhưng nó lại khác hoàn toàn với Nhật Bản, ví dụ: ở Nhật thường mọi người sẽ đi cầu thang về phía bên trái để nhường người sau muốn vượt lên, không nói to chỗ đông người, không tụ tập nhậu nhẹt gây ồn ào mất trật tự chung, vứt rác bừa bãi,…Nếu làm ngược lại thì bị xem là thiếu văn hóa tại Nhật Bản

Người xưa vẫn thường nói : “Nhập gia tùy tục”, vậy trước khi đặt chân nên đất nước xứ người, chúng ta nên tìm hiểu kĩ lưỡng trước về văn hóa tập tục của họ. Tránh sự bỡ ngỡ và cùng hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng mới.

 Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản

 Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Đài Loan

 Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Châu Âu

 

Để được tư vấn cụ thể về chi phí, lương, điều kiện tham gia các đơn hàng? Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được cán bộ tư vấn của chúng tôi liên lạc hỗ trợ.
 
 
 
 

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Kinh nghiệm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Lưu lại thông tin bình luận cho lần sau

Có 0 bình luận